Một tổ chức, một nhóm hay một công ty muốn phát triển tốt và làm việc có hiệu quả đều cần phải có người đứng ra lãnh đạo. Người lãnh đạo là người có trách nhiệm làm cho tổ chức cũng như làm cho đội nhóm của mình phát triển một cách vững mạnh, điều hành công bằng và có đạo đức.
Nhưng trước tiên để trở thành 1 nhà lãnh đạo bạn cần biết rõ các khái niệm sau:
Nhưng trước tiên để trở thành 1 nhà lãnh đạo bạn cần biết rõ các khái niệm sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn phải hiểu rõ như thế nào là một nhà lãnh đạo?
Một nhà lãnh đạo được bổ nhiệm làm người đứng đầu của một nhóm, một công ty, hoặc tổ chức. Một người lãnh đạo là 1 người có khả năng đưa ra những quyết định đúng và những lý lẽ khiến người khác phải khâm phục và tin tưởng, có khả năng giao tiếp tốt cũng như thuyết phục người khác để cùng theo đuổi và thực hiện mục đích chung. - Bước 2: Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là sức mạnh của giao tiếp, của sự linh động và nhạy bén, linh hoạt xử lý trong mọi tình huống và khả năng thuyết phục người khác. Nó là khả năng điều hành, quản lý 1 tổ chức, 1 công ty… - Bước 3: Phẩm chất lãnh đạo?
Uy tín là 1 điều cần thiết đối với 1 nhà lãnh đạo. Bạn có thể đạt được uy tín một cách dễ dàng hơn đối với mọi người nếu như bạn cố gắng phát triển và nâng cao kiến thức, độ tin cậy, tính kiên định, quả quyết, lạc quan, tầm nhìn xa rộng, làm việc có trách nhiệm, có nguyên tắc và đạt được kết quả cao. - Bước 4: Phong cách lãnh đạo?
Trên đời này không có hai bông tuyết giống nhau hoàn toàn cũng như không có hai nhà lãnh đạo nào mà cùng suy nghĩ và có chung cách giải quyết hoàn toàn giống nhau. Sau đây là các phong cách lãnh đạo:
1) Độc Tài
2) "Gần như" dân chủ
3) Đối tác - Bước 5: Các đặc điểm của một nhà lãnh đạo?
1) Tích cực về tư tưởng – vì lợi ích chung, không vì lợi ích cá nhân.
2) Tích cực giao tiếp - giao tiếp một thái độ điềm tĩnh, tự tin và tôn trọng ý kiến của người khác. Giao tiếp sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và có 1 mối giao thiệp rộng, rất có lợi cho doanh nghiệp của bạn. - Bước 6: Học cách giao tiếp như là một nhà lãnh đạo?
Giao tiếp là khả năng truyền tải thông tin, tư tưởng, và ý tưởng của mình để người khác nghe và hiểu được. Bạn có thể dùng lời nói cũng như hành động để biểu lộ hết ý tưởng của mình. Nhưng bạn nên nhớ bạn là 1 nhà lãnh đạo nên mọi cử chỉ và hành động của bạn đều được mọi người để ý, vì thế bạn phải làm sao cho đúng với tư cách của mình. - Bước 7: Làm thế nào để ủy quyền cho người khác?
Lãnh đạo có tính linh hoạt tuyệt vời ở mức độ khác nhau, một người lãnh đạo không phải tự mình đảm đương hết mà phải biết cách sử dụng nhân tài. Ủy quyền dựa trên năng lực của cá nhân người đảm nhiệm và mức độ nghiêm trọng của công việc cũng như những hậu quả của hành động hay là không hành động của cá nhân đó gây ra. Khi đánh giá khả năng của những người khác, hãy xem xét thật kỹ:
1) Người đó có sẵn sàng để chấp nhận được ủy quyền?
2) Chấp nhận được đào tạo?
3) Và có chịu hậu quả do mình gây ra hay không?
4) Có kinh nghiệm?
5) Cả hai bên người ủy quyền và người được ủy quyền phải vì mục đích chung và quyền lợi chung. - Bước 8: Phát triển tầm nhìn
Là 1 nhà lãnh đạo cần phải biết trước được tương lai vì vậy cần phải có 1 tần nhìn rộng. Để phát triển một tầm nhìn bạn cần phải:
1) Điều đầu tiên là nguyện vọng của bạn.
2) Bắt tay vào nghiên cứu.
3) Dành thời gian suy nghĩ về tổ chức.
4) Suy nghĩ về khả năng có thể và những điều cần thiết để cải tiến.
6) Dùng trực giác của bạn để đoán trước tương lai. - Bước 9: Đổi mới để trở thành một nhà lãnh đạo tốt
Bạn cần phải củng cố bản thân và nâng cao trình độ lãnh đạo của mình bằng cách vận dụng những xu hướng lãnh đạo mới nhất, quan sát và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo khác. Và bạn hãy tin tưởng rằng khả năng lãnh đạo của bạn sẽ ngày càng tiến bộ và độc đáo hơn khi bạn biết cách vận dụng những kinh nghiệm mà mình đạt được. - Bước 10: Hiểu nhân viên mình
Đây là 1 điều rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định được bạn là 1 nhà lãnh đạo như thế nào. Nếu bạn không hiểu nhân viên mình cũng như không thể đáp ứng những nhu cầu tích cực mà họ mong muốn thì họ sẽ không nhiệt tình vì bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét