NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÂN BÓN

| 0 nhận xét

CHÍNH PHỦ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 15/2010/NĐ-CP  
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
QUYĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÂNBÓN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sungmột số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh
1. Nghị định này quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, gồm:

a) Hành vi vi phạm quy định vềđiều kiện sản xuất, gia công phân bón;
b) Hành vi vi phạm quy định vềsản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng;
c) Hành vi vi phạm quy định vềsản xuất, gia công phân bón giả;
d) Hành vi vi phạm quy định vềđiều kiện để kinh doanh phân bón;
đ) Hành vi vi phạm quy định vềkinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng;
e) Hành vi vi phạm quy định vềkinh doanh phân bón giả;
g) Hành vi vi phạm quy định vềnhập khẩu phân bón;
h) Hành vi vi phạm quy định vềcông bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố họp quy phân bón;
i) Hành vi vi phạm các quy địnhvề lấy mẫu và phân tích phân bón;
k) Hành vi vi phạm các quy địnhvề hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón mới;
l) Hành vi vi phạm quy định khảonghiệm phân bón mới;
m) Hành vi vi phạm quy định vềđặt tên phân bón;
n) Hành vi vi phạm quy định vềđổi tên phân bón;
o) Hành vi vi phạm quy định côngnhận, chỉ định người lấy mẫu phân bón, phòng kiểm nghiệm phân bón.
2. Các hành vi vi phạm hànhchính về sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón giả quy định tại Nghị định nàynếu có giá trị tương đương hàng thật từ 30.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tộiphạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truycứu trách nhiệm hình sự.
3. Các hành vi vi phạm hànhchính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón không quy định trực tiếptại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Phân bón hữu cơ truyền thốngkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam cóhành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cóhành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam,trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hànhvi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy địnhtại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữdưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất phân bón là quá trình chế tạo, tạo ra phân bón.
2. Kinh doanh phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của sản xuất, gia công, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, cung ứngdịch vụ phân bón trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
3. Gia công phân bón là việc doanh nghiệp có chức năng sản xuất phânbón tại Việt Nam nhận sản xuất phân bón theo hợp đồng với cá nhân, tổ chứctrong và ngoài nước. Theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộnguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạntrong quá trình sản xuất phân bón theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởngthù lao.
4. Danh mục phân bón là danh mục phân bón được phép sản xuất, kinhdoanh và sử dụng ở Việt Nam được hiểu như quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị địnhsố 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủvề việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
5. Phân bón không đảm bảo chất lượng là các loại phân bón không đảmbảo được các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra theo quy định; không đạt một trong cácchỉ tiêu về mức sai số định lượng, định lượng bắt buộc cho phép và đơn vị tínhđối với các yếu tố có trong phân bón theo quy định.
6. Phân bón giả là loại phân bón có một trong các dấu hiệu sau:
a) Sản xuất trái pháp luật cóhình dáng giống như loại phân bón được nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh,nhập khẩu, giả, nhái về nhãn mác đối với loại phân bón đã được bảo hộ;
b) Không có giá trị sử dụng đúngvới nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng theo tiêu chuẩn công bốáp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón;
c) Hàm lượng định lượng tổng cácchất dinh dưỡng chỉ đạt từ 0% đến 50% mức tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc mứcquy định trong Danh mục phân bón.
Điều 4. Quy định xử phạtvi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Nguyên tắc xử phạt; tình tiếtgiảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi làchưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạtvi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người cóthẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy địnhcủa Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sungmột số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH,HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 5. Hành vi vi phạmquy định về điều kiện để sản xuất, gia công phân bón
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón khôngcó đội ngũ cán bộ, công nhân có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu côngnghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón theo yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công các loại phânbón (bao gồm phân bón đã đăng ký khảo nghiệm hoặc đang trong quá trình khảonghiệm) chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh vàsử dụng ở Việt Nam khi chưa có văn bản đồng ý cho phép khảo nghiệm của cơ quannhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón khôngcó hoặc không thuê bộ phận phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón để đảm bảophân bón được sản xuất gia công đạt chất lượng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công phân bón khôngcó hệ thống máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất phân bón đạt tiêu chuẩn chấtlượng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón khichưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón hoặc Giấy chứngnhận đầu tư sản xuất, kinh doanh, mặt hàng phân bón do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu phân bón đối với hànhvi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc cá nhân, tổ chức có hành vivi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này phải bổ sung đủ điều kiệnđể sản xuất, gia công phân bón.
Điều 6. Hành vi vi phạmquy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón khôngđạt mức sai số định lượng cho phép so với mức quy định.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón khôngđạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc cá nhân, tổ chức vi phạmphải tái sản xuất toàn bộ số lượng phân bón không đảm bảo chất lượng quy địnhtại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạmquy định về sản xuất, gia công phân bón giả
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cógiá trị tương đương với hàng thật đến 30.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cógiá trị tương đương với hàng thật đến 40.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cógiá trị tương đương với hàng thật từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 120.000.000 đồngđến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cógiá trị tương đương với hàng thật từ trên 100.000.000 đồng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để vi phạm và toàn bộ số lượng phân bón giả quy định tại các khoản1, 2 và 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy phân bón giả khôngcó giá trị sử dụng, công dụng, không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sảnxuất, sức khỏe người, cây trồng, môi sinh, môi trường đối với hành vi vi phạmquy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Chi phí tiêu hủy phân bón giả do cánhân, tổ chức có hành vi vi phạm chịu. Trường hợp không thể áp dụng được biệnpháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủythì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
Điều 8. Hành vi vi phạmquy định về điều kiện kinh doanh phân bón
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón không có têntrong Danh mục phân bón.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón không có khochứa phân bón.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu phân bón không có têntrong Danh mục phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải có kho chứa phân bónđối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạmquy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón đã quá thời hạnsử dụng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh phân bón đã bị đình chỉsản xuất, đình chỉ tiêu thụ.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh phân bón:
a) Không đạt mức công bố tiêuchuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón đối với phân bón kinhdoanh có giá trị đến 80.000.000 đồng;
b) Hàm lượng chỉ đạt từ mức saisố cho phép tới 80% mức công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danhmục phân bón được phép sử dụng về một yếu tố dinh dưỡng hoặc tổng các yếu tốdinh dưỡng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh phân bón
a) Không đạt mức công bố tiêuchuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón mà số lượng phân bón cógiá trị đến 90.000.000 đồng;
b) Hàm lượng một yếu tố dinhdưỡng hoặc tổng các yếu tố dinh dưỡng chỉ đạt từ 61% đến 80% mức công bố tiêuchuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồngđến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh phân bón
a) Không đạt mức công bố tiêuchuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón, mà số lượng phân bóncó giá trị đến 100.000.000 đồng;
b) Hàm lượng một yếu tố dinhdưỡng hoặc tổng các yếu tố dinh dưỡng chỉ đạt từ 51% đến 60% mức công bố tiêuchuẩn áp dụng hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón.
6. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu để tái chế đối với sốlượng phân bón vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái chế đối với số lượngphân bón vi phạm các quy định tại khoản 3, 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy số lượng phânbón có hàm lượng chỉ đạt dưới 30% mức công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc mức quyđịnh trong Danh mục phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạmquy định về kinh doanh phân bón giả
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật đến 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 6.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồngđến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồngđến 90.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón giả có giá trị tươngđương với hàng thật từ trên 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 90.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón giả cógiá trị tương đương với hàng thật từ trên 50.000.000 đồng.
10. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để làm hàng giả đối với các trường hợp vi phạm tại Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy toàn bộ số lượngphân bón giả không có giá trị sử dụng, không có công dụng, không đảm bảo antoàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng, môisinh, môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Chi phítiêu hủy phân bón giả do cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm chịu. Trường hợpkhông thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạmkhông thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
Điều 11. Hành vi vi phạmquy định về nhập khẩu phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu phân bón mới để khảo nghiệmmà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu nguyên liệu phân bón hoặcnguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phânbón sau đây:
a) Có tên trong Danh mục phânbón;
b) Chỉ để xuất khẩu theo hợpđồng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu phân bón chuyên dùng cholĩnh vực thể thao mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu phân bón chuyên dùng sửdụng trong phạm vi doanh nghiệp mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quannhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu phân bón làm hàng mẫu,quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằngvăn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu các loại phân bón đã quakhảo nghiệm, được Hội đồng khoa học công nghệ đề nghị công nhận là biện pháp kỹthuật mới (phân bón mới), được công nhận là phân bón mới trong thời gian chờđưa vào Danh mục phân bón mà chưa có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhànước có thẩm quyền. 
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu các loại phân bón khôngđáp ứng mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của ViệtNam.
8. Đối với hành vi vi phạm quyđịnh về nhập lậu phân bón được áp dụng quy định tại Nghị định số 06/2008/NĐ-CPngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động thương mại; Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng,tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại để xửphạt.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủynhững loại phân bón nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điềunày có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc khácvượt mức quy định.
b) Buộc tái chế phân bón nhậpkhẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này để đảm bảo theo côngbố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chỉ dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại phânbón khác đối với những loại phân bón không thuộc điểm a khoản 9 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạmquy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận hợp quy và công bố hợp quyphân bón
Hành vi vi phạm các quy định vềcông bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phân bón đượcáp dụng theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn,đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử phạt.
Điều 13. Hành vi vi phạmcác quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng các quyđịnh về phương pháp, quy định về lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhậnchất lượng quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc không thựchiện đúng phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định do cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Làm sai lệch kết quả hoặccông bố sai kết quả phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón;
c) Không bảo mật các thông tin,số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểmnghiệm, công nhận chất lượng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, bkhoản 1 Điều này và không được thu tiền các hoạt động do vi phạm các quy địnhtại khoản 1 Điều này;
b) Tạm đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệulực quyết định công nhận hoặc chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định, phòngkiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quyđịnh tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 14. Hành vi vi phạmquy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón mới
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi vi phạmsau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, khai man,làm giả các giấy tờ quy định trong hồ sơ khảo nghiệm phân bón;
b) Không đăng ký và báo cáo vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi những nội dung khảo nghiệm đãđược quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chỉnh sửa hoặc đăng ký lạikhảo nghiệm phân bón mới đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạmquy định khảo nghiệm phân bón mới
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện khảo nghiệm phânbón mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc công nhận;
b) Thực hiện khảo nghiệm khôngđúng với nội dung đã đăng ký khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm không đúng theo cácquy định hiện hành về khảo nghiệm phân bón mới;
c) Chỉ định đơn vị thực hiệnkhảo nghiệm phân bón khi đơn vị đó chưa đáp ứng đủ các điều kiện được chỉ địnhtheo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong việc công bố kết quả khảonghiệm không trung thực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khảo nghiệm lại hoặc hủy bỏkết quả khảo nghiệm phân bón mới đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1,2 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạmquy định về đặt tên phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nguyên tắc đặt tên phân bón theo quyđịnh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chỉnh sửa hoặc hủy bỏ tênphân bón theo quy định đặt tên phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tạikhoản 1 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạmquy định về đổi tên phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện đổi tên, vềthủ tục đổi tên khi thực hiện việc đổi tên phân bón.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chỉnh sửa hoặc hủy bỏ tênphân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạmquy định công nhận, chỉ định người lấy mẫu phân bón, phòng kiểm nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quyết định công nhận, chỉđịnh người lấy mẫu phân bón, phòng thí nghiệm phân bón đã hết hiệu lực nhưngvẫn tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không gửi hồ sơ đăng ký côngnhận, chỉ định lại về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Trì hoãn ra quyết định côngnhận, chỉ định lại kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ mà không có lý dochính đáng;
c) Không báo cáo cơ quan nhànước có thẩm quyền những thay đổi liên quan đến phạm vi được công nhận, chỉđịnh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Buộc bổ sung hoàn chỉnh hồ sơhoặc hủy bỏ quyết định công nhận, chỉ định đối với các hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 1 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬPHẠT
Điều 19. Thẩm quyền xửphạt
1. Thẩm quyền xử phạt của Ủy bannhân dân các cấp
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghịđịnh ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhnăm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính năm 2008;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghịđịnh này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 2002.
2. Thẩm quyền xử phạt của Thanhtra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành có quyềnxử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộclĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xửlý vi phạm hành chính năm 2008.
3. Thẩm quyền xử phạt của cáclực lượng khác
Các cơ quan Công an, Hải quan,Quản lý thị trường và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh phân bón thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.
Điều 20. Thủ tục xử phạt,xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật,phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 2008.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thihành
Nghị định này có hiệu lực thihành từ ngày 14 tháng 04 năm 2010.
Điều 22. Trách nhiệm thihành
1. Bộ Công Thương chủ trì, phốihợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc thựchiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét