NGHỊ ĐỊNH Số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

| 0 nhận xét
NGHỊ ĐỊNH Số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 (tải tại đây)
VỀCHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi,bổ sung, một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việcban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chính sáchtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống củanông dân và cư dân sống ở nông thôn.
2. Chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách củaNhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nôngthôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sốngcủa nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức được thực hiệncho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
a) Các tổ chức tín dụng được tổ chứcvà hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Các tổ chức tài chính quy mônhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượngkhác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật;
c) Các ngân hàng, tổ chức tàichính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách củaNhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân được vay vốntheo quy định tại Nghị định này để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tronglĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
a) Hộ gia đình, hộ kinh doanhtrên địa bàn nông thôn;
b) Cá nhân;
c) Chủ trang trại;
d) Các hợp tác xã, tổ hợp táctrên địa bàn nông thôn;
đ) Các tổ chức và cá nhân cungứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩusản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;
e) Các doanh nghiệp chế biến cácsản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thươngmại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địabàn nông thôn.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuậtngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nông thôn”: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị cácthành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy bannhân dân xã.
2. “Nông nghiệp”: là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân,bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.
3. “Chủ trang trại”: là cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh nôngnghiệp với quy mô lớn, phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. “Thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng”: là việc sản xuất nông nghiệpcủa người nông dân bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh, bão, lũ lụt, hạn hán vàcác hình thức khác trên phạm vi rộng trong một hoặc nhiều tỉnh, thành phố vàđược cấp có thẩm quyền xác nhận và thông báo về tình trạng thiên tai, dịch bệnh.
5. “Cơ sở hạ tầng nông thôn”: bao gồm hạ tầng cơ sở kỹ thuật (hệ thốnggiao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các công trình khác) và cơ sở xã hội(các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ côngcộng, cây xanh, công viên và các công trình khác).
Điều 4. Các lĩnh vực cho vay phụcvụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
1. Cho vay các chi phí sản xuất tronglĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
2. Cho vay phát triển ngành nghềtại nông thôn;
3. Cho vay đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng ở nông thôn;
4. Cho vay chế biến, tiêu thụcác sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;
5. Cho vay để kinh doanh các sảnphẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;
6. Cho vay phục vụ sản xuất côngnghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nôngthôn;
7. Cho vay tiêu dùng nhằm nângcao đời sống nhân dân ở nông thôn;
8. Cho vay theo các chương trìnhkinh tế của Chính phủ.
Điều 5. Nguyên tắc cho vay
1. Các tổ chức tín dụng, tổ chứctài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vànâng cao đời sống của nhân dân trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềhiệu quả đầu tư.
2. Các tổ chức tín dụng thựchiện cơ chế bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành và xác định mức cho vaykhông có bảo đảm đối với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanhcủa khách hàng và khả năng quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tíndụng thông báo công khai mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủtục cho vay cụ thể trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng.
3. Các ngân hàng, tổ chức tàichính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách và các chương trình kinh tếtheo chỉ định của Chính phủ, được Chính phủ bảo đảm các điều kiện để thực hiệnthông qua các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong từngthời kỳ.
4. Các tổ chức tài chính quy mônhỏ cho vay các đối tượng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thực hiện theoquy định của pháp luật.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ củaNhà nước
Chính phủ có chính sách khuyến khích,hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các côngcụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diệnrộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trongtừng thời kỳ.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Nguồn vốn cho vay
1. Nguồn vốn cho vay của các tổ chứctín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
a) Nguồn vốn huy động của các tổchức tín dụng và các tổ chức cho vay khác;
b) Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủythác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
c) Nguồn vốn ủy thác của Chínhphủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
d) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước:căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và yêu cầu phát triển kinh tếtrong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho cáctổ chức tín dụng thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiềntệ.
2. Các ngân hàng, tổ chức tàichính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế củaChính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sáchchuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vaycủa tổ chức tín dụng.
Điều 8. Cơ chế bảo đảm tiềnvay
1. Tổ chức tín dụng được xem xétcho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theoquy định hiện hành.
2. Tổ chức tín dụng quy định rõmức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện và thủ tục cho vay khôngcó bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tượng khách hàng, phù hợp với các quy địnhcủa pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Riêng đối với các đối tượngkhách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợptác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảmbằng tài sản theo các mức như sau:
a) Tối đa đến 50 triệu đồng đốivới đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
b) Tối đa đến 200 triệu đồng đốivới các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp,nông thôn;
c) Tối đa đến 500 triệu đồng đốivới đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.
3. Tổ chức tín dụng xem xét chovay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơsở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn theo quy định hiệnhành. Tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và được thực hiện toàn bộ hoặc một sốkhâu của nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay.
4. Căn cứ vào đặc thù cho vayđối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thểquy trình thực hiện bảo đảm tiền vay đối với khách hàng vay vốn theo hướng đơngiản và thuận tiện.
5. Các đối tượng khách hàng đượcvay không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này phải nộp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất) hoặc được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Khách hàng chỉ được sử dụng giấyxác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranhchấp để vay tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy địnhtại Nghị định này.
6. Các cá nhân, hộ gia đình khi đăngký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh thìkhông phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm cho cơ quan đăng ký giao dịchbảo đảm theo thẩm quyền.
Điều 9. Thời hạn cho vay
Căn cứ vào thời gian luân chuyểnvốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng,tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn phù hợp.
Điều 10. Cơ cấu lại thời hạnnợ và cho vay mới
1. Trường hợp khách hàng chưatrả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan (thiên tai,dịch bệnh …), tổ chức tín dụng được xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàngtheo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà khôngphụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn.
2. Trường hợp thiên tai, dịchbệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền (như Ủy bannhân dân tỉnh, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài việcxem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng quy định tại khoản 1 Điều này,Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệthại nặng, không có khả năng trả nợ. Tổ chức tín dụng cho vay được thực hiệnkhoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảyra thiên tai, dịch bệnh được công bố tại địa phương. Thời gian khoanh nợ tối đalà 2 năm và số lãi tổ chức tín dụng đã khoanh cho khách hàng được giảm trừ vàolợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng.
Điều 11. Lãi suất cho vay
1. Các ngân hàng, tổ chức tàichính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế ởnông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho vay theo mức lãisuất do Chính phủ quy định.
2. Lãi suất cho vay phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo cơ chếtín dụng thương mại hiện hành.
3. Những khoản cho vay đối vớinông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng do Chính phủ hoặc các tổ chứccá nhân khác ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chínhphủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.
4. Các tổ chức tài chính quy mônhỏ thực hiện việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận với khách hàng, phù hợp vớiquy định của pháp luật.
Điều 12. Trích lập dự phòngrủi ro
1. Tổ chức tín dụng cho vay đốivới nông nghiệp, nông thôn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thực tếphát sinh. Trong năm, các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi rotheo thực tế rủi ro phát sinh năm trước, cuối năm điều chỉnh theo thực tế rủiro phát sinh trong năm, không phân biệt khoản vay đó có tài sản hay không cótài sản đảm bảo.
2. Ngân hàng Nhà nước phối hợpvới Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đốivới cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Điều 13. Xử lý rủi ro
1. Tổ chức tín dụng thực hiện xửlý rủi ro cho vay nông nghiệp, nông thôn từ nguồn dự phòng rủi ro của tổ chứctín dụng.
2. Trường hợp phát sinh rủi rotrên diện rộng do các nguyên nhân khách quan, vượt quá khả năng của tổ chức tíndụng, Nhà nước xem xét có chính sách cụ thể đối với từng trường hợp.
Điều 14. Bảo hiểm trong nông nghiệp
Tổ chức tín dụng có chính sách miễn,giảm lãi đối với khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp theo chínhsách khách hàng của mình để khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảohiểm trong nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro đối với tổ chức tín dụng.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 15. Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
1. Hướng dẫn các tổ chức tíndụng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghịđịnh này.
2. Thực hiện chính sách hỗ trợđối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn thông quaviệc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Xây dựng chính sách hỗ trợthông qua đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng cho các quỹ tín dụng nhân dâncơ sở và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chínhtrong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất biện pháp xử lý nợ và tháo gỡ các khókhăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý nợ theo quy định tại Điều 13Nghị định này.
5. Xây dựng chính sách khuyếnkhích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới (chi nhánh, phòng giao dịch) đếnđịa bàn nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
Điều 16. Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn,trong đó có quy hoạch chi tiết về phát triển cây trồng, vật nuôi, ngành nghềtrong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2. Chỉ đạo các địa phương thựchiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và nghề muối; hướng dẫncác hộ gia đình, hợp tác xã, chủ trang trại và các đối tượng khác xây dựng dựán, phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụngcho vay.
3. Hỗ trợ nông dân về khoa họckỹ thuật, giống, bảo quản sau thu hoạch để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm củanông dân.
4. Phối hợp với các đơn vị cóliên quan trong việc hoàn thiện các quy định pháp lý và hướng dẫn thực hiệnviệc cấp giấy chứng nhận đối với chủ trang trại và các đối tượng khác, tạo cơsở pháp lý cho các đối tượng này vay vốn tại tổ chức tín dụng.
5. Thông báo cụ thể thời gian,phạm vi thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại trên diện rộng cho vật nuôi và câytrồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các đơn vị có liên quan thựchiện các biện pháp hỗ trợ.
Điều 17. Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhànước trong việc kiểm tra, giám sát, đề xuất biện pháp xử lý nợ và tháo gỡ cáckhó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý nợ theo quy định tại Điều13 của Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp, BộTài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc không thu lệ phí đăng ký giao dịch bảođảm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhànước trong việc hướng dẫn trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay trong lĩnhvực nông nghiệp.
Điều 18. Bộ Kế hoạch và Đầutư
1. Làm đầu mối trong việc đàmphán, khai thác nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước để ủy thác qua các tổ chứctín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan xây dựng cơ chế và xác định nguồn vốn ngân sách hàng năm để chovay ủy thác qua các tổ chức tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn để trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Tổng hợp các chương trình, dựán phát triển hạ tầng nông thôn theo quy hoạch phát triển đã được các cấp cóthẩm quyền phê duyệt kèm theo dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư để làm cơ sở chocác tổ chức tín dụng cho vay.
4. Phối hợp với Ngân hàng Nhànước và Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát và đề xuất phương án xử lýrủi ro đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn bị thiệt hại trên diệnrộng.
Điều 19. Bộ Công Thương, BộTư pháp, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Bộ Công Thương chủ trì, phốihợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quanxây dựng chính sách hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường và xúc tiến thươngmại đối với sản phẩm nông nghiệp.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợpvới Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc không thu lệ phíđăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nghị định này.
3. Bộ Y tế thông báo cụ thể thờigian, phạm vi dịch bệnh trên người hoặc dịch bệnh lây lan giữa người và vật nuôiđể làm cơ sở xác định thiệt hại mà dân cư trong vùng phải gánh chịu, trong đócó thiệt hại từ nguồn vốn vay ngân hàng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trườngchỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 20. Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố
1. Thực hiện công tác quy hoạch pháttriển các sản phẩm nông nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn trên địabàn tỉnh, thành phố; có chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp.
2. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành,Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng thẩm định, cho vay,thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn xem xét xác nhận giấy đề nghị vay vốn tín chấp của các đối tượng kháchhàng theo quy định tại khoản 5 Điều 8 của Nghị định này.
4. Chủ trì xem xét và trình Thủ tướngChính phủ (thông qua Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước)về cơ chế xử lý rủi ro đối với các khoản vay của các đối tượng khách hàng bịthiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng.
Điều 21. Các tổ chức chính trị- xã hội
1. Thực hiện tín chấp để bảo đảmcho một số đối tượng khách hàng tại địa bàn nông thôn được vay vốn tại các tổ chứctín dụng theo quy định.
2. Phối hợp với tổ chức tín dụngthực hiện toàn bộ hoặc một số khâu trong nghiệp vụ tín dụng, sau khi đã thỏa thuậnvới tổ chức tín dụng cho vay.
3. Theo dõi, giám sát và hỗ trợcác tổ chức, cá nhân được bảo lãnh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vàtrả nợ các tổ chức tín dụng đúng hạn.
Điều 22. Các tổ chức tín dụng
1. Căn cứ vào Nghị định này vàvăn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý thực hiện việc hướng dẫn cho vay đốivới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng theohướng rõ ràng, minh bạch và thủ tục đơn giản để tạo điều kiện cho khách hàng dễdàng tiếp cận nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng.
2. Ban hành quy định, thủ tụccho vay không có tài sản bảo đảm để thực hiện thống nhất trong hệ thống theohướng thuận tiện, đơn giản, phù hợp với đối tượng vay, mức cho vay không có tàisản đảm bảo đối với khách hàng vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3. Hướng dẫn việc thực hiện miễngiảm lãi suất đối với các khách hàng có mua bảo hiểm trong nông nghiệp khi vayvốn tại tổ chức tín dụng, phù hợp với chính sách khách hàng của mình.
4. Mở rộng mạng lưới hoạt độngtại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, phù hợp với thực tế về khả năng tài chínhvà năng lực hoạt động của tổ chức tín dụng; phối kết hợp chặt chẽ với các tổchức chính trị - xã hội tại địa phương để thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay vàgiám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Điều 23. Khách hàng vay vốn
1. Cung cấp đầy đủ, trung thựccác thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chínhxác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Sử dụng vốn vay đúng mụcđích, trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
3. Thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật có liên quan khi vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày01 tháng 6 năm 2010
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịutrách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Liên Hệ nick yahoo meserger: tpm1512

0 nhận xét:

Đăng nhận xét